Bài viết chi tiết về #BỆNH_THIẾU_MEN_G6PD
- Men G6PD là gì: Men G6PD (Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase) là men giúp duy trì tính bền vững của màng tế bào, đặc biệt là màng hồng cầu khi chống lại các chất oxy hóa có trong thức ăn, thuốc hay các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài và stress..
- Bệnh thiếu men G6PD là gì: Thiếu men G6PD là một rối loạn di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X, vì vậy thường ảnh hưởng đến bé trai nhiều hơn bé gái.
- Hậu quả của thiếu men G6PD: một người bị thiếu men G6PD, một số tế bào hồng cầu của họ có thể bị phá vỡ khi họ sốt hoặc dùng một số loại thuốc, thực phẩm có chứa chất gây oxy hóa mạnh. Sự phá vỡ của các tế bào hồng cầu được gọi là tán huyết (hay còn gọi là tan máu). Khi đó, người bệnh sẽ không có đủ hồng cầu và có nguy cơ bị thiếu máu.
- Biểu hiện của thiếu men G6PD: Hầu hết là không sao, hoặc biểu hiện nhẹ, một số ít thì sẽ phức tạp hơn, tuỳ thuộc vào cụ thể từng trương hợp
– Ở trẻ sơ sinh: Biểu hiện thường gặp nhất là vàng da, nếu vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng, mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời với vàng da, có sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật… mẹ nhất định phải sớm cho bé đi khám
– Ở trẻ lớn và người lớn: Hầu hết những người bị thiếu G6PD có sức khỏe hoàn toàn bình thường, nhưng nó có thể biểu hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc với một trong những yếu tố khởi phát .
Các yếu tố khởi phát:
- Một số loại thức ăn và thuốc, xem hình nhé!
- Lưu ý: Kiêng tuyệt đối đậu tằm, các loại đậu khác bé vẫn có thể ăn, tuy nhiên ko nên ăn nhiều
- Paracetamol nằm trong danh sách nguy cơ, tuy nhiên trong các loại hạ sốt thì Paracetamol vẫn an toàn nhất, thế nên mẹ vẫn nên dùng với liều 10mg/kg cân nặng, nhớ xem video hạ sốt của bs Đăng để xử lý trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc nhé
- Vitamin K nằm trong danh sách nguy cơ: Đối với Vitamin K, trước đây thuốc được liệt kê vào danh mục không an toàn. Tuy nhiên, hiện nay được xếp vào nhóm có thể an toàn..
Triệu chứng mà bé đã được chẩn đoán thiếu men G6PD, nếu biểu hiện thì cần đi khám
- Da xanh xao
- Mệt mỏi, chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Thở nhanh
- Hụt hơi
- Vàng da và mắt
- Đau lưng, đau bụng
- Nước tiểu sậm màu.
Xét nghiệm G6PD: Ở trẻ sơ sinh thì lấy máu gót chân, ở trẻ lớn hơn và người lớn là xét nghiệm máu, mục đích là định lượng men G6PD, xét nghiệm này có thể phải làm vài lần, vì kết quả của nó đôi khi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, và xét nghiệm này chỉ xách định bé bị hay không, chứ không xác định được mức độ nặng nhẹ, mức độ này được xác định dựa trên phản ứng của bé với những yếu tố khởi phát.
Điều trị thiếu men G6PD: Bệnh này không điều trị đươc, mẹ chú ý thức ăn hàng ngày của bé, cũng như cần thông báo với các bs về bệnh của bé lúc thăm khám, mỗi khi bé bị ốm cần uống thuốc, mẹ cho con bú không được ăn/uống những loại trong danh sách yếu tố khởi phát vì có thể đi qua sữa.
Thiếu men G6PD có tiêm chủng được không: Tiêm hoàn toàn bình thường.
Thiếu men G6PD có nguy hiểm không: Tuỳ vào mức độ của mỗi bé, mà nói có nguy hiểm hay không, tuy nhiên phần lớn các trường hợp là không nguy hiểm, nếu mẹ thực hiện những lời khuyên ở trên 1 cách nghiêm túc