Bổ sung vi chất khi mang thai

Dành cho các bu em bụng bự đây

Các bu em chú ý là nhiều loại viên bổ sung, có nhiều loại vi chất, vì thế khi kết hợp chúng với nhau, cần tính toán để không bị thừa thiếu, dẫn đến tốn tiền không cần thiết, hoặc tích luỹ quá nhiều vi chất nào đó trong cơ thể dẫn đến những hậu quả phiền toái

Kết quả điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu và 75% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt. Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ thời điểm phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung (tối thiểu) là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày.
Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có mặt dưới 2 dạng: sắt vô cơ (Sắt sulfate) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.
Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.
Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần biết rằng sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy để cơ thể tăng cường hấp thu sắt bạn nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
Không dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống can xi và sắt nguyên chất phải cách xa nhau.
Ngoài ra, khi uống viên bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, mẹ bầu cần nhớ chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.

Ở phụ nữ mang thai, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:
Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày
Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày
Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày.
Thông thường vào tháng thứ 4 của thai kỳ người mẹ nên uống canxi để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Canxi có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày, nhưng cũng có trong các thuốc bổ khác, và một số thuốc nhóm kháng acid để điều trị bệnh tiêu hóa. Chính vì vậy, bà bầu cần chú ý hàm lượng canxi bổ sung vào cơ thể không được vượt quá 2.500mg/ngày để tránh quá liều, gây tăng canxi máu.
Ở những phụ nữ thiếu hụt canxi từ trước khi mang thai, việc bổ sung canxi còn giúp phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật, đặc biệt ở những người thuộc nhóm nguy cơ cao bị tăng huyết áp.
Tương tác giữa sắt và canxi có thể xảy ra khi bổ sung cùng lúc. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu nên sử dụng hai chất dinh dưỡng này cách nhau vài giờ thay vì đồng thời.
Phụ nữ mang thai nên uống canxi vào buổi sáng, sau khi ăn khoảng 1 tiếng để cơ thể có thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất.
Khi bổ sung canxi cho mẹ bầu, lưu ý không nên phối hợp cùng lúc với những thực phẩm như chocolate, trà, ca cao. Bởi vì những tương tác xảy ra có thể sẽ làm giảm hấp thu canxi.

Hợp lý nhất, mẹ nên bổ sung viên vitamin từ trước khi mang thai, vì như vậy sẽ đảm bảo cung cấp lượng axit folic cần thiết cho cơ thể.
Thông thường, mẹ bầu có thể tiếp tục duy trì việc uống vitamin trong suốt thai kỳ và duy trì đến tận khi cho con bú, vì đây đều là những giai đoạn quan trọng cần bổ sung nhiều dinh dưỡng và có thể chế độ ăn hàng ngày không thể đáp ứng toàn bộ. Đặc biệt, nếu mẹ bất đắc dĩ rơi vào tình huống phải kiêng khem quá mức sau sinh, việc bổ sung các viên vitamin là một lựa chọn thông minh để phòng tránh thiếu chất.
Thời điểm trong ngày thích hợp nhất để mẹ bổ sung vitamin tổng hợp là trong hoặc sau bữa ăn sáng. Lúc này hàm lượng các chất béo trong bữa ăn của mẹ bầu sẽ giúp các vitamin, khoáng chất tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K… được hấp thụ tốt nhất.
Thông thường các loại viên uống vitamin sẽ có kèm theo các vi chất cần thiết khác như kẽm, Iod… nên mẹ không cần phải bổ sung thêm nhưng loại này

DHA cần được uống càng sớm càng tốt, thậm chí từ trước khi mang thai, và uống duy trì đến sau khi em bé chào đời (với những bé bú mẹ)
Thời điểm uống DHA phù hợp nhất là trong, hoặc ngay sau bữa ăn
Với người lớn, thì uống dầu cá (chứa hỗn hợp DHA, EPA và nhiều acid béo quan trọng khác) thì tốt hơn là uống DHA đơn chất
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thời kỳ mang thai, tùy từng giai đoạn mà mẹ bầu cần bổ sung trung bình khoảng từ 200 mg DHA mỗi ngày