Điều trị viêm tai giữa

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa

Kháng sinh

+ Trẻ dưới 6 tháng: Dùng càng sớm càng tốt

+ Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi: Trường hợp viêm 1 bên, và nhẹ, thì theo dõi 48h – 72h, nặng thì dùng luôn

+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên: chỉ dùng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc, triệu chứng đau tai dai dẳng kéo dài trên 48 giờ, trẻ có sốt trên 39 độ C trong vòng 48 giờ, trẻ bị viêm cả hai tai hoặc tai có chảy mủ, không đảm bảo trong việc tiếp tục theo dõi.- Men vi sinh (dành cho các trường hợp sử dụng kháng sinh, để dự phòng và điều trị loạn khuẩn ruột)

Nhỏ tai:

+ Trường hợp chưa chảy mủ, nhỏ tai với Otosan (trên 1 tuổi), trường hợp đau nhiều, thì nhỏ kết hợp với Otipax (trên 6 tháng tuổi)

+ Trường hợp đã chảy mủ, thì nhỏ với Ofloxacin, vệ sinh tai tại phòng khám trong lần khám đầu tiên.

– Rửa mũi: dịch mũi ứ đọng là nguyên nhân gây viêm tai giữa, thế nên việc vệ sinh mũi rất quan trọng, sử dụng nước muối kháng viêm hoặc nước muối ưu trương để rửa và hút mũi cho bé hàng ngày, số lần trong ngày phụ thuộc vào mức độ chảy mũi của bé, có thể 3 – 4 lần/ngày

Giảm đau:

Paracetamol 10 – 15mg/kg cân nặng (trẻ thiếu men G6PD uống 10mg/kg) chỉ dùng khi bé quá đau, quấy khóc nhiều, chưa đủ tuổi dùng hoặc không mua được Otipax, hoặc Otipax không có hiệu quả. Ibuprofen có thể thay thế khi không thể sử dụng Paracetamol