Phân biệt hạch lành và hạch ác

Phân biệt hạch lành và hạch ác

Bs Đăng hồi còn làm bv, ko ngày nào là ko khám dăm ba em bé với lý do nổi hạch sau tai, sau đầu… và các bà mẹ mang con đến luôn trong tâm trạng hoang mang lo lắng, nghĩ đến những cái rất đáng sợ

Nhưng tuyệt đại đa số là lành tính, và em bé hoàn toàn khoẻ mạnh

Vậy làm sao để các mẹ có thể tự phân biệt được những vấn đề đó, trước khi quyết định đưa bé đi khám

Dựa vào kích thước: Hạch lành tính có kích thước nhỏ chỉ khoảng vài mm đến dưới 1cm và ít có xu hướng to lên theo thời gian. Đối với hạch ác tính, kích thước thường sẽ lớn, tăng nhanh, hạch mọc thêm xuất hiện tại nhiều vị trí.

Khả năng di động: Hạch lành tính khi sờ có thể di động tốt, không dính vào các tổ chức xung quanh (trật qua trật lại khi mẹ di ngón tay) trong khi hạch ác tính lại kém di động, sờ vào khó dịch chuyển.

Thời gian nổi hạch: Hạch lành tính thường biến mất sau khoảng vài ngày, lâu hơn là 3-4 tuần. Tuy nhiên nó có thể tồn tại lâu hơn nữa, lý do là mẹ thường xuyên sờ nắn, xem nó mất chưa

Các bệnh lý đi kèm: Hạch lành tính thường xuất hiện khi có viêm nhiễm vùng lân cận, hạch nhỏ lại và lặn dần khi tình trạng viêm nhiễm kết thúc.Lời khuyên của bs Đăng: Hạch là tổ chức sinh lý bình thường của cơ thể, nôm na giống như doanh trại quân đội, chiến tranh ở đâu quân đội ở đó, vì thế khi có viêm nhiễm như viêm da, viêm tai giữa… thì vùng lân cận có thể xuất hiện hạch, sau khi chiến tranh kết thúc (viêm nhiễm đã hết) thì quân đội sẽ chưa giải ngũ ngay, mà còn ở lại nghe ngóng 1 thời gian nếu êm thì mới rút, việc mẹ liên tục sờ nắn mân mê cái hạch, đó là dấu hiệu của sự không an toàn, thế nên hạch cứ nằm đó mãi không đi

Nếu nhận ra đó là hạch lành tính (theo cách trên) thì mẹ ko nên sờ nắn gì cả, lúc nào mẹ quên, thì nó sẽ biến mất 😊